Mục lục
Hiện nay, khi tham gia ứng tuyển vào một số doanh nghiệp, nhiều ứng viên sẽ phải trải qua 2 vòng phỏng vấn. Đối mặt với nhà tuyển dụng luôn là một việc khó khăn. Cho nên, việc tham gia phỏng vấn tới 2 lần quả là không dễ dàng với bất kỳ ai. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu được phỏng vấn vòng 2 thường hỏi gì.
Quy trình tuyển dụng ở mỗi doanh nghiệp đều không hề giống nhau. Có những doanh nghiệp lựa chọn cách phỏng vấn đơn giản chỉ qua 1 vòng, hoặc thậm chí chỉ cần sử dụng hình thức phỏng vấn online. Tuy nhiên, sẽ có những nơi khắt khe hơn và lựa chọn tổ chức đến 2 vòng phỏng vấn.
Kiểu phỏng vấn này thường sẽ được bắt gặp ở các doanh nghiệp lớn, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của ứng viên tham gia. Vòng phỏng vấn thứ 2 được sử dụng như một cách để đánh giá khách quan nhất năng lực của ứng viên đó trước khi được chính thức nhận vào làm. Vậy, phỏng vấn vòng 2 thường hỏi gì?
Nếu như ở vòng phỏng vấn đầu tiên, các ứng viên chỉ cần chuẩn bị và trả lời cho những câu hỏi cơ bản thì tới vòng phỏng vấn thứ 2, họ sẽ phải trực tiếp đối mặt với một người quản lý ở cấp cao hơn, có thể là trưởng bộ phận hoặc trưởng giám đốc phòng/ban mà bạn tham gia ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ lần lượt đưa ra cho ứng viên các câu hỏi về kiến thức chuyên ngành, các bài tập tình huống để kiểm tra tra kỹ năng công việc của ứng viên.
Ngoài ra, mục đích của vòng phỏng vấn thứ 2 còn là để nhà tuyển dụng xem xét kĩ càng hơn về việc liệu bạn có phù hợp với môi trường, văn hoá của công ty hay không. Từ những câu trả lời mà ứng viên đưa ra, họ sẽ nhìn thấy được về cách mà bạn có thể sử dụng để kết nối với các đồng nghiệp khác trong công ty sau khi trở thành nhân viên chính thức.
Trước khi bước vào vòng phỏng vấn thứ 2, hãy chắc chắn là bạn đã chuẩn bị cho mình những hành trang kiến thức, kỹ năng thật đầy đủ để có thể dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn và chạm tới được công việc mơ ước. Gói hành trang ấy có thể sẽ bao gồm những điều được nhắc tới ở dưới đây:
Xem xét lại vòng phỏng vấn thứ nhất
Đừng nghĩ đơn giản là đã qua vòng đầu tiên thì có thể tạm quên đi buổi phỏng vấn ấy. Những câu hỏi trong vòng phỏng vấn thứ nhất có thể sẽ được nhà tuyển dụng sử dụng thêm một lần nữa ở buổi tiếp theo đấy. Vì vậy, hãy xem xét lại kĩ càng về buổi gặp đầu tiên. Tất cả các vấn đề mà bạn gặp phải trong vòng thứ nhất cũng sẽ chính là kinh nghiệm, là nền tảng để bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn lần 2.
Xem kỹ các yêu cầu liên quan đến công việc
Có thể ở vòng 1, nhà tuyển dụng không quá khắt khe trong việc sử dụng các câu hỏi dành cho bạn. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ không còn dễ dàng ở trong vòng tiếp theo nữa. Nếu bạn không nắm rõ về công việc mình ứng tuyển, cũng như thiếu sót nhiều về các kỹ năng và kiến thức chuyên môn thì việc vượt qua vòng phỏng vấn và trở thành nhân viên chính thức của công ty sẽ là một điều hết sức khó khăn.
Nắm rõ các thông tin về công ty mà mình ứng tuyển
Việc nắm được đầy đủ các thông tin về công ty sẽ là một điểm cộng rất lớn khi bạn tham gia phỏng vấn vòng 2. Vì tại đây, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên các câu hỏi sâu hơn về công ty, đòi hỏi người tham gia ứng tuyển phải có sự tìm hiểu kỹ càng trước đó.
Khi bạn trả lời tốt các câu hỏi này thì sẽ gây được ấn tượng lớn tới nhà tuyển dụng. Bạn sẽ chứng minh được bản thân là một người vô cùng nhiệt huyết với công ty và hoàn toàn nghiêm túc trong việc tham gia ứng tuyển.
Thể hiện sự nhiệt tình, yêu thích đối với công việc
Nếu có được sự nhiệt tình trong công việc thì sẽ dẫn tới được kết quả công việc tốt. Vì vậy, nếu bạn có niềm yêu thích đặc biệt với công việc này thì đừng ngại thể hiện ra nhé. Sau khi chia sẻ sự nhiệt tình, chân thành của bạn đối với vị trí bạn ứng tuyển cho nhà tuyển dụng, biết đâu bạn có thể mở ra một cuộc trò chuyện cởi mở hơn về công việc này.
Nêu bật những ưu điểm bạn có liên quan tới công việc
Ở trong buổi phỏng vấn đầu tiên, bạn đã thể hiện và trả lời được những câu hỏi cơ bản, thế thì phỏng vấn lần 2 thường hỏi gì? Vòng phỏng vấn lần 2 sẽ là một cơ hội tốt nhằm giúp bạn nêu bật hết toàn bộ những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được, cũng như chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp nhất với vị trí đang trống.
Những ưu điểm như làm việc cẩn thận, chăm chỉ và chuyên nghiệp cũng nên được nêu ra để ghi điểm trước ban tuyển dụng. Ngoài ra, có thể nhắc tới một vài vấn đề bạn gặp phải mà cách bạn sử dụng kỹ năng đặc biệt để xử lý nó khi còn làm việc ở công ty cũ.
Về vấn đề đàm phán lương
Bạn cần nắm rõ được giá trị của bản thân và định hướng được những việc bạn có thể làm để giúp ích cho công ty. Hãy nhìn lại những kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn có được để đưa ra và thoả thuận về một mức lương phù hợp nhất. Ở mặt khác, không nên vội vã mà “bán rẻ” chất xám của bản thân bằng cách đồng ý với một mức lương quá thấp được đưa ra bởi nhà tuyển dụng.
Đặt thêm câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Giống như một buổi trò chuyện, buổi phỏng vấn cũng là một cuộc nói chuyện hai chiều. Vì vậy, chuẩn bị trước một số câu hỏi mà bạn muốn dành cho nhà tuyển dụng là một việc cần thiết. Tuy nhiên, để gây được ấn tượng cho những người xung quanh thì hãy đặt ra các thắc mắc một cách chuyên nghiệp nhất, và đừng tò mò quá nhiều về những vấn đề không đáng được nhắc tới. Những câu hỏi nên được đặt ra thường là về:
Tác phong khi tham gia phỏng vấn
Ít ai biết được khi tham gia phỏng vấn, trang phục cũng là một tiêu chỉ được nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá tác phong làm việc hay sự tôn trọng mà bạn dành cho những người ngồi đối diện. Do đó, hãy chú ý lựa chọn trang phục một cách lịch sự và chuyên nghiệp nhất.
Không những thế, ở buổi phỏng vấn lần 2, những tác phong ngồi, nhìn, phong thái trả lời câu hỏi phỏng vấn cũng sẽ được Ban Lãnh đạo chú ý chấm điểm. Vì vậy, bạn nên tập trước và để ý hơn về các tác phong trước khi tham gia buổi phỏng vấn.
Hy vọng qua những thông tin hữu ích và những kinh nghiệm được chúng tôi chia sẻ ở trong bài viết trên, bạn đọc đã nắm được phỏng vấn vòng 2 thường hỏi gì. Từ đó có thể tự tin tỏa sáng, thể hiện bản thân một cách tốt nhất trước nhà tuyển dụng khi tham gia buổi phỏng vấn thứ 2 và chinh phục được vị trí công việc như mơ ước.
Trong trường hợp bạn chưa lựa chọn được một đơn vị phù hợp để tham gia phỏng vấn, hãy thử tham khảo Việc Làm Tốt nhé. Tại đây, bạn có thể tìm thấy được một lượng lớn các thông tin tuyển dụng với sự đa dạng về ngành nghề, trình độ yêu cầu với mức lương mong muốn. Chúc bạn thành công!