Mục lục
Kỹ năng phản biện được xem là kỹ năng mềm quan trọng nhất trong học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu khoa học, làm việc. Vậy, kỹ năng phản biện là gì? Vai trò cụ thể của kỹ năng này ra sao? Làm sao để rèn luyện kỹ năng phản biện hiệu quả cho công việc và học tập? Nếu bạn đang quan tâm đến kỹ năng này hãy đọc bài viết dưới đây nhé.
Kỹ năng phản biện hay tư duy phản biện – tên tiếng Anh là Critical thinking có nghĩa là khả năng suy nghĩ vấn đề rõ ràng, mạch lạc, hiểu được mối liên hệ giữa các thông tin, ý tưởng một cách hợp lý. Tư duy phản biện cũng là một chủ đề “hot” được nhiều nhà triết học đưa ra để thảo luận, tranh luận.
Bản chất của kỹ năng tư duy phản biện là bộ kỹ năng độc lập được rèn luyện thông qua các phương pháp, các chia sẻ dựa trên lý thuyết chung. Bạn hoàn toàn có khả năng trở thành một nhà phản biện giỏi nếu bạn tích cực học hỏi, chủ động tiếp thu các thông tin xung quanh mình để ghi nhớ, nhận diện, từ đó có thể phát triển bản thân tốt hơn.
Thực tế đã chứng minh, những người có kỹ năng tư duy phản biện sẽ luôn phân tích, xác định và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống một cách có hệ thống chứ không dựa vào trực giác phản xạ. Cụ thể, kỹ năng phản biện giúp bạn:
Kỹ năng phản biện là tư duy, suy nghĩ tổng thể vấn đề, tuyệt đối không qua loa, không phản đối hay đồng ý với một quan điểm, sự việc mà mình không hiểu bản chất. Khi bạn suy nghĩ có hệ thống thì bạn sẽ không ngừng tư duy để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Vì thế, kỹ năng tư duy phản biện là nền tảng để hoàn thiện và phát triển bản thân, tiền đề để sáng tạo.
Quan sát chính là khởi đầu để nhận định vấn đề, bắt đầu cho quá trình tư duy phản biện. Những người tinh ý sẽ dễ dàng cảm nhận và xác định vấn đề nhanh chóng, đồng thời hiểu được các nguy cơ và tình huống có thể xảy ra. Bước đầu nhận định để phán đoán dựa trên các dấu hiệu, thông tin đã quan sát được.
Một vấn đề khi đã xác định, lúc này cần để kỹ năng phân tích trong quá trình tư duy phản biện. Nếu bạn đã biết sử dụng tuy duy phản biện, chắc chắn bạn hiểu được nên làm thế nào để đánh giá và phân tích tình huống, vấn đề theo cách hợp lý, đầy đủ nhất.
Ngoài ra, kỹ năng phân tích cũng giúp thu thập dữ liệu, thông tin đảm bảo tính khách quan, không thiên vị để tư duy và học cách phản biện đúng giá trị của vấn đề.
Suy luận là một kỹ năng trong bộ tư duy phản biện liên quan đến việc đánh giá sự việc, kết luận về thông tin đã thu thập. Để có khả năng suy luận bắt buộc bạn phải có kiến thức liên quan hoặc các kinh nghiệm kỹ thuật về ngành nghề, chuyên đề cụ thể. Suy luận có nghĩa là bạn đang phát triển câu trả lời dựa trên dấu hiệu, thông tin bị hạn chế.
Ví dụ: Xe máy không thể nổ máy => Thợ sửa xe sẽ phải suy ra nguyên nhân khiến cho động cơ không thể hoạt động dựa trên những thông tin hạn chế được cung cấp bởi người đến sửa xe máy.
Giao tiếp là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống cũng như trong công việc, đối với tư duy phản biện, giao tiếp chính là cách để khai thác thêm thông tin liên quan để có thể đưa đến kết luận cuối cùng chính xác nhất. Mọi nỗ lực phản biện của bạn sẽ trở nên vô nghĩa nếu vấn đề bạn phản biện hoàn toàn không đủ sức thuyết phục.
Sau khi đã suy luận ra vấn đề ở đâu dựa trên tất cả những phân tích, quan sát cá nhân, tiếp theo bạn cần phải đưa ra hướng để giải quyết vấn đề. Không chỉ đưa ra hướng giải quyết mà nó là một kỹ năng, đòi hỏi cách xử lý vấn đề đúng và tối ưu nhất.
Để trở thành người có kỹ năng phản biện tốt, ngoài giỏi chuyên môn bạn sẽ cần thời gian để thực hành, rèn luyện và duy trì nó. Nếu bạn chưa tự tin để tư duy phản biện, bạn có thể thay đổi và cải thiện dần với các bước như sau:
Trong tình huống cần dùng đến tư duy phản biện, bạn hãy cố gắng xác định trọng tâm vấn đề càng nhanh càng tốt để đặt câu hỏi đúng, nhìn nhận đúng bản chất để khai thác các thông tin có ích.
Khi gặp vấn đề, bạn nên thu thập thông tin về nó để đưa ra cái nhìn toàn diện nhất. Ví dụ khi gặp tình huống không thể phán đoán liền, thu thập dữ liệu về các ý kiến, lập luận sẽ giúp bạn dễ dàng nhận diện vấn đề hơn.
Các nguồn dữ liệu, các quan điểm bạn thu thập được có độ chính xác như thế nào? Kết luận, ý kiến của họ có được chứng thực chưa hay chỉ lập luận mang tính chất chủ quan? Có đủ cơ sở dữ liệu để hỗ trợ luận điểm đã đề ra hay không? Lúc này đây bạn cần thẩm định dữ liệu và phân tích để kiểm chứng.
Nguồn bạn tìm thấy chắc chắn đúng không? Bạn chắc chắn không áp dụng ý kiến chủ quan trong việc tìm đáp án? Hãy thiết lập các giả định để xác định luận cứ đúng cho luận điểm của mình.
Thông tin nào quan trọng nhất? Thông tin thu thập đã đủ chưa? Kích thước, phạm vi nghiên cứu, nguồn tài liệu…
Sau khi đã phân tích các giả thuyết dựa trên tài liệu, thông tin, chứng cứ thu thập được, bước tiếp theo chính là đưa ra quyết định cuối cùng, kết luận cho luận điểm.
Khi đã có kết luận, hãy trình bày quan điểm của mình với đầy đủ luận điểm và luận cứ thuyết phục. Chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống người nghe đưa ra để phản biện một cách đầy đủ và tự tin nhất.
Kỹ năng phản biện là rất quan trọng, nhất là đối với các ngành nghề kỹ thuật và các lĩnh vực lao động trí óc. Vì thế, rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện ngay từ bây giờ để làm đẹp CV của mình và chính phục nhà tuyển dụng khi ứng tuyển vị trí công việc mình mong muốn nhé.
Bạn có thể truy cập Việc Làm Tốt để tham khảo các tin đăng tuyển dụng, tìm việc làm lương cao, đãi ngộ hấp dẫn cùng các yêu cầu chi tiết về chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng,…
Mỗi vị trí công việc sẽ có yêu cầu riêng, nhưng các kỹ năng mềm như kỹ năng phản biện, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục luôn cần trong công việc cũng như cuộc sống. Để làm nền tảng cho con đường phát triển sự nghiệp của mình, bên cạnh học tập các kỹ năng cứng thì trau dồi, rèn luyện kỹ năng mềm hàng ngày là điều rất quan trọng.
Chúc bạn thành công tìm kiếm được công việc phù hợp, lương cao cho mình tại Việc Làm Tốt!